Đau Nhức Bắp Thịt Kinh Niên

10/3/2007

Tại sao bắp thịt bị co rút?

Bắp thịt co lại khi chúng ta vận động và ở trạng thái thư giãn khi chúng ta nghỉ ngơi.  Nhưng khi chúng ta làm việc quá sức, các bắp thịt không được cung cấp đầy đủ dưỡng khí, làm acid pyruvic chuyển thành acid lactic.  Acid lactic la một chất acid gây khó chịu cho cơ bắp và làm cơ bắp mệt mỏi.  Acid này tích tụ xung quanh các dây thần kinh cơ bắp,  báo lên não và não bộ bắt các bắp thịt này co rút lại.  Vốn cơ bắp đã mệt mỏi do làm việc quá sức nay còn bị não bộ bắt co rút lại thì khi quá trình co rút đã bắt đầu thì rất khó có thể thư giãn nếu không được chữa trị đúng cách.  Các cơ bắp này không được nghỉ ngơi và tiếp tục co rút kể cả lúc chung ta ngủ do đó gây nên chứng đau nhức cơ bắp.

Đau nhức cơ bắp kinh niên

Chứng bệnh này xảy ra khi chúng ta cứ làm một động tác lặp đi lặp lại, bị quá căng thẳng trong một thời gian dài, hoặc bị chấn thương gây đau nhức trong một thời gian dài mới khỏi.  Trong tất cả mọi trường hợp, bắp thịt bị căng thẳng tạm thời, để rồi sau đó trở thành thói quen vẫn ở trạng thái căng thẳng ngay cả lúc chúng ta ngủ.

Do bất cứ nguyên nhân nào gây nên, chứng đau nhức cơ bắp cũng làm giảm hoạt động của các bắp thịt, và làm acid lactic tích tụ nhiều ở xung quanh các bắp thịt đó.

Do các cơ bắp cứ ở trạng thái co, và acid lactic tích tụ ngày càng nhiều, lâu dần chúng ta bị chứng đau lưng, nhức mỏi.  Nếu không được chữa trị đúng đắn, cột sống sẽ bị nén lại và các đĩa sụn sẽ bị thoái hóa.

Bắp thịt thụ động và căng thẳng kinh niên

Bắp thịt của chúng ta khỏe mạnh và vận động tốt nhờ vào dưỡng khí của máu cung cấp.  Một khi chúng phải hoạt động quá nhiều hay lặp đi lặp lại cùng một thao tác giống nhau trong một thời gian dài, bắp thịt trở nên mệt mỏi và co rút lại cản trở lượng máu lưu thông và các tế bào này.  Vì thế, sự co rút bắp thịt làm thiếu lượng máu cần thiết để nuôi dưỡng các cơ bắp, tăng lượng acid lactic.  Do đó, cơ bắp ngày càng trở nên căng cứng hơn, sức chịu đựng bị giảm đi (gây ra cảm giác chuột rút hay vọp bẻ).  Ở giai đoạn này, phần lớn chúng ta không để ý đến vì cơ thể đã đưa các bắp thịt nhỏ vào hoạt động thay thế cho các bắp thịt lớn bị tổn thương.  Nhưng các bắp thịt nhỏ này vốn không có sức chịu đựng như các bắp thịt lớn nên dần dần, mỗi khi làm việc, cảm giác mệt mỏi sẽ đến nhanh hơn và sự đau nhức trở lại.  Nếu chúng ta vấn tiếp tục sử dụng các bắp thịt này hàng ngày thì sự đau nhức cứ tiếp diễn và bắp cơ co rút lại kể cả trong khi cơ thể được nghỉ ngơi.  Nếu chúng ta cảm thấy sự cứng đơ của bắp thịt lúc đứng dậy sau một thời gian ngồi hoặc cảm thấy đau nhức lúc mới thức dậy vào buổi sang và không còn cảm giác đau nữa một khi đã có cử chỉ vận động trong một lúc, đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng bắp thịt thụ động và căng thẳng kinh niên. 

Nhiều người tin tưởng vào sự duổi co.  Mặc dù sự duỗi co cũng mang đến ít nhiều lợi ích nhưng không làm thay đổi tình trạng căng thẳng của các cơ bắp.  Do đó, cảm giác đau nhức vẫn còn cho đến khi chúng ta thật sự tập luyện và chữa trị đúng đắn cho các bắp thịt được khỏe mạnh trở lại.

Thư giãn các cơ bắp bị làm việc quá sức, bị đơ cứng, đau thắt và nhức nhối


Các tia hồng ngoại tìm thấy trong các phòng tắm hơi và từ đèn hồng ngoại (infrared light) có khả năng xuyên qua da vào sâu trong cơ thể từ 2 tới 4 phân.  Năng lượng của các tia này giúp các bắp thịt thư giãn, phục hồi khả năng hoạt động, co duỗi dễ dàng hơn, làm giảm lượng acid lactic tích tụ và do đó làm dịu cơn đau.

Các tia hồng ngoại này làm tăng nhiệt độ trong cơ thể, kích thích tim đập nhanh hơn, lượng máu được bơm nhiều hơn vào trong những mạch máu đã được trương nở dẫn tới các cơ quan và bắp thịt.  Chúng còn làm acid lactic đọng lại theo các bắp thịt bị tan vỡ, thải ra ngoài làm giảm các cơn đau nhức.

Các nghiên cứu cũng cho thấy tia hồng ngoại làm giảm bớt các cơn đau lưng, phong thấp và các chứng đau khớp.  Vì vậy, làm cho các cơ bắp thật sự thư giãn, chúng ta ngủ ngon hơn, sức khỏe được phục hồi nhanh chóng hơn.

Có rất nhiều người trên tuổi 40 mắc phải chứng bệnh này.

Các chữa trị khác

Sinh tố B5 (hay calcium pantothenate) là một chất chống độc tố giúp có thể ngăn chặn sự thành lập của các chất làm tổn thương tế bào.  Là một chất rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể con người, và thúc đẩy các tế bào bị tổn thương phục hồi nhanh chóng.  Thiếu sinh tỗ B5 chúng ta dễ bị cao áp huyết và tăng nguy cơ bệnh tim.

Pantothenic acid dễ hấp thụ theo đường tiêu hóa và được dự trữ nhiều trong thượng thận.  Khoảng 70% bị thải ra ngoài theo đường tiểu.  Trước khi pantothenic acid được cơ thể hấp thụ nó phải chuyển sang dạng sulfur pantotheine.  Chất này giá rất cao ngoài thị trường chỉ được chỉ định chữa trị cho những trường hợp đặc biệt.

Nguồn gốc của Pantothenic acid

Thức ăn chứa nhiều pantothenic acid nhất là sữa ong chúa, men, mầm lúa mì, ngũ cốc, rau xanh, đậu, đậu phộng, gan, tròng đỏ trứng.  Nhiều nhất là trong gan bò với 4.8 mg trong 3 ounces gan.

Pantothenic acid dễ tan trong nước và bền vững trong môi trường nóng và ẩm, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ nóng và khô.  Sinh tố B5 bị mất một ít trong lúc nấu nướng nhưng bị mất đến 50% trong rau cải đông lạnh, mất 70% khi đóng hộp, và mất 75% trong thực phẩm chế biến..

Pantothenic acid được giữ bền dưới dạng calcium pantothenate, có trong các loại thuốc bổ, và rất nhiều trong Sữa Ong Chúa Tươi dưới dạng tự nhiên.

Chức năng và mục đích của Pantothenic acid

Pantothenic acid giữ chức vụ quan trọng trong quá trình biến dưỡng acid béo, cholesterol, sính tố A và D, các kích thích tố, v..v… trong cơ thể con người.  Thiếu nó sẽ ảnh hưởng lớn đến thượng thận, hệ thống miễn nhiễm, hệ tuần hoàn huyết, hệ tim mạch, sự trao đổi chất v..v…

Pantothenic acid kích thích sự lưu thông của máu vào các tế bào và cơ bắp bị tổn thương.  Do đó, đối với các bệnh nhân bị các chứng bệnh về đau nhức bắp thịt, đau lưng, phong thấp, đau khớp, v...v…, nên tăng số lượng Panothenic acid trong cơ thể và phối hợp với thể dục thể thao thích hợp, ngủ nghỉ đầy đủ.

Xem sản phẩm dược thảo.

Các bình luận của bài viết (3 bình luận)

benh dau bap thit | 6/6/2009 5:09 am | Comment By: nyuen dinh quy
Tôi 45 tuổi trong lúc làm vệc thì bắp thịt ở dùi bi cứng đơ mất cảm giác .Xoa mại mới đỡ . nhưng mấy ngày sau thấy đau và buốt .Về Đêm chân phía dưới đùi bị bị tê mỏi .vì vậy tôi muốn người viết bài này cũng như các bài tiếp theo nên cho biết qúy tánh và số điện thọai và cách chữa trị . Vì tôi thấy đây là những thông tin thật sự qúy giá với nhiều người .
Xin cảm ơn!
Đau bắp chân sau chấn thương | 12/8/2008 4:08 am | Comment By: Lại văn Sáng
Tôi năm nay 43 tuổi Bị va quệt xe gây rách dọc 1 vết thương 4cm mặt trước cẳng chân trái cách đầu gối 7cm mạt ngoài sát xương ống chân, đến nay là 60 ngày vết thương đã khỏi nhưng xuất hiện đau buốt bắp, căng bắp khi đi lại, thỉnh thoảng có co giật nhẹ từng điểm bên trong bắp, đi lại khó khăn và gây đau lê chân, chụp Xquang không có hiện tượng mẻ hoạc gãy xương, siêu âm có máu tụ đã trích lấy ra
Tôi bị bện loét dạ dày đang uống thuốc
Vậy kính mong Bác Sĩ chỉ cho tôi nên điều trị thế nào cho khỏi. Tôi xin hậu tạ khi nhận được tư vấn của Bác sĩ
Lại Văn Sáng
bắp thịt bị co rút | 10/28/2008 7:24 am | Comment By: Hoàng Đông Giang
bắp thịt ở đùi của tôi bị cứng lại, gây đau nhức lắm kính mong được sự hướng dẫn điều trị chính xác và tỉ mỉ hơn . tôi xin chân thành cám ơn

Bình luận cho bài viết này

Vui lòng nhập tên của bạn.
Vui lòng nhập Email của bạn.
Email của bạn không đúng. Vui lòng nhập lại.
Vui lòng nhập điện thoại.
Vui lòng nhập nội dung.

Các bài khác