Bệnh Béo Phì
Béo phì là bệnh do mỡ tích lũy quá nhiều trong cơ thể, làm thay đổi cơ năng sinh lý, sinh hóa của cơ thể, dẫn đến các tổ chức mỡ tích tụ quá khối lượng.
Khi không bị phù thũng, cơ bắp phát triển mạnh, nếu trọng lượng cơ thể vượt quá 16% tiêu chuẩn bình thường của người trưởng thành là quá trọng lượng nhưng vượt quá tiêu chuẩn từ 20% trở lên, gọi là béo phì. Tổng trọng lượng mỡ ở nam giới bình thường tuổi 30 chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể, nữ giới khoảng 22%. Nếu nam giới vượt quá 25%, nữ giới vượt quá 30–35% là mắc bệnh béo phì.
Nói chính xác hơn thì béo phì cần phân biệt với cân quá nặng do cơ bắp nở nang hoặc ứ nước trong cơ thể... do đó muốn chẩn đoán chính xác phải đo chỉ số mỡ của cơ thể.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hiện nay béo phì đang là đề tài mà ngành y đang quan tâm nhất là đối với các nước phát triển và đang phát triển.
Trong 20 năm qua, số trẻ béo phì tăng 53% ở Nhật, 75% ở Singapore, 60% ở Mỹ, 21% ở Đức...
Tại Việt Nam, gần đây, nhiều thống kê cho thấy trẻ lứa tuổi mẫu giáo bị béo phì đang có chiều hướng gia tăng. Số người béo phì tại các thành phố lớn cũng đang là đề tài được nhắc đến. Thậm chí trên các báo còn đưa ra những phương pháp làm giảm cân, các bài tập làm cho thân hình bớt mập...
Theo thống kê, những người dư mỡ bụng (gọi là hình trái Táo) có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn người nhiều mỡ hông (gọi là hình trái Lê).
Theo các chuyên viên, nếu thừa cân trước 5-6 tuổi, có nguy cơ bị béo phì khi trưởng thành.
Hội nghị quốc tế lần thứ VIII về Béo phì hợp tại Paris ngày 1.9.1998 nhận định rằng Bệnh bép phì là một vấn đề lớn đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Đông Y gọi là Đơn Thuần Tính Phì Bán.
NGUYÊN NHÂN
Bệnh béo phì có liên quan đến nhiều yếu tố như:
- Di truyền: Theo báo cáo của các y gia Trung Quốc, theo kết quả điều tra trên 1.556 cha mẹ mắc bệnh béo phì, các con của họ mắc bệnh chiếm tỉ lệ trên 60%.
- Bệnh tăng theo tuổi: Kết quả điều tra trên 31.718 người ở Bắc Kinh, Trung Quốc, tỉ lệ mắc bệnh ở tuổi thiếu niên là 3%, tuổi trường thành từ 20 đến 35 tuổi là 7,4%, ở tuổi trung niên từ 36 đến 55 tuổi là 25%.
- Tỉ lệ mắc bệnh khác nhau theo giới tính và nghề nghiệp: Theo tài liệu điều tra của Trung Quốc, gồm 2.319 người trên 20 tuổi thì nam béo phì chiếm tỉ lệ 16%, nữ béo phì chiếm tỉ lệ 28%, trong đó làm nghề cấp dưỡng chiếm 60%, công nhân xí nghiệp bia, thực phẩm chiếm 44%, số công nhân nghề khác chỉ chiếm 15%. Một số báo cáo cho thấy nữ giới đã kết hôn ở khoảng 30–39 tuổi bị béo phì nhiều nhất, hơn phân nửa phát phì sau khi sinh đẻ (do thích ăn thức ăn ngọt và chú trọng bồi dưỡng trong thời gian “ ở cữ ” khiến cho dinh dưỡng quá dư thừa, mỡ tích tụ lại gây nên).
- Dân thành phố bị béo phì nhiều hơn dân ở nông thôn, có quan hệ đến việc ăn thức ăn ngọt, béo... quá nhiều, thêm vào đó vận động ít dẫn đến trọng lượng cơ thể dần dần tăng lên, dù trọng lượng cơ thể vẫn như cũ nhưng thực tế lượng mỡ tăng lên còn lượng thịt giảm đi.
- Bệnh béo phì không chỉ ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt, mỹ quan mà còn nguy hại nhất định đến sức khỏe. Người trung niên và lớn tuổi béo mập dễ mắc các bệnh như Huyết áp cao, bệnh Mạch vành, Tiểu đường, bệnh Gút (Gout), Tai biến mạch não, Sỏi túi mật v.v... Cũng theo tài liệu điều tra của Trung Quốc, trong số 153 bệnh nhân động mạch vành, có 120 ca cân nặng quá tiêu chuẩn 10%, chiếm tỉ lệ 78,4% và 77 ca mắc bệnh béo phì, chiếm tỉ lệ 50,3%. Và trong số 503 ca béo phì có đến 22,3% huyết áp trên 160/95mmHg.
Khi chất dinh dưỡng dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ tích tụ trong cơ thể khiến cho mỡ nhiều lên, tổ chức mỡ sinh ra nhiều hơn là nguyên nhân trực tiếp của chứng béo phì. Mỡ dư thừa ở nam giới tích tụ nhiều ở thành bụng dưới trở thành đệm mỡ ở thành bụng. Ở nữ giới mỡ dư thừa tích tụ nhiều ở phần dưới eo lưng và phần mông.
Lượng mỡ tích tụ ở một số người cao tuổi đa số không được sử dụng, vì vậy còn được gọi là ’mỡ bất động’, đây là một trong những dấu hiệu lão hóa.
Thiên Kỳ Bệnh Luận (Tố Vấn 47) đã đề cập như sau: “ Phàm năm vị ăn vào miệng chứa ở Vị, Tỳ vì Vị dẫn hành tinh khí. Bao tân dịch đều ở Tỳ, nên thành chứng khẩu cam (ngọt ở miệng). Bệnh đó do ăn nhiều các thứ “ phì mỹ ” (béo, ngon) mà sinh ra ” .
Thiên Thông Bình Hư Thực Luận (Tố Vấn 25) viết: “ ...Những chứng đó, phần nhiều do hạng người giàu sang, béo tốt, ăn nhiều chất cao lương mà sinh ra ”.
Sách y học cổ truyền phương Đông từ xưa đã ghi về chứng béo phì và phân hình thể con người làm 3 loại: phì, cao, nhục, và cho rằng phát sinh chứng phì là có liên quan với thấp, đàm và khí hư, huyết dịch hỗn trọc, lưu thông chậm.
Nằm lâu, ngồi lâu, vận động quá ít cũng là nguyên nhân quan trọng của béo phì. Nằm lâu, ngồi lâu, khí hư tích tụ làm cho việc vận hóa bị ngăn trở, mỡ tích tụ lại gây nên béo phì.
Thất tình nội thương như vui quá, buồn quá, giận quá... làm Can khí bị tụ lại, Can Đởm mất sự điều tiết (Can chủ sơ tiết) không chỉ ảnh hưởng đến sự vận động của Tỳ mà còn làm cho dịch mật không thể tiết ra thấm vào chất dinh dưỡng một cách bình thường, mỡ tích tụ lại bên trong gây nên béo phì. Trường hợp nhẹ, người bệnh sinh hoạt bình thường.
Trường hợp trung bình và nặng, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, sợ nóng, mồ hôi, hoạt động nhiều thì tim hồi hộp khó thở, bụng đầy, lưng đau, táo bón, đau đầu chóng mặt, tình dục giảm sút, nữ thường kèm theo rối loạn kinh nguyệt, phù do rối loạn nội tiết hoặc do mỡ nhiều chèn ép dịch lâm ba, huyết dịch lưu thông khó, cẳng chân và mu bàn chân phù lõm. Trường hợp mỡ tích nhiều ở bao tim, tim bị chèn ép, hoạt lượng của tim giảm, cơ thể thiếu dưỡng khí, bệnh nhân khó thở. Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam vì tế bào mỡ ở nữ nhiều hơn nam. Cùng lứa tuổi 20, ở nam mỡ chiếm tỉ lệ 15% cân nặng, còn ở nữ mỡ chiếm đến 25%. Ở nữ sau khi sinh thường ăn uống bồi dưỡng nhiều lại ít hoạt động, ở tuổi dậy thì, thường do rối loạn nội tiết, hoạt động ít, chuyển hóa chậm, đều là những yếu tố thuận lợi cho bệnh phát sinh. Trẻ em béo phì ít hoạt động thể lực, kém lanh lợi, dễ ra mồ hôi, dễ hồi hộp khó thở, do sức đề kháng kém nên dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, cao huyết áp, lipid máu cao. Đông y cho rằng béo phì thường là bệnh Trong Hư Ngoài Thực. Trong hư chủ yếu là khí hư. Bệnh ở Tỳ, Thận, Can, Đởm, Phế và Tâm. Trên lâm sàng thường gặp là Tỳ Thận khí hư, Can Đởm mất chức năng sơ tiết.
CHẨN ĐOÁN
CHẨN ĐOÁN BỆNH: Cần chú ý mức độ béo phì và nguyên nhân, biến chứng.
1. Đánh giá mức độ béo phì có thể dùng một trong 2 cách sau:
a) Tính Theo Cân Nặng Tiêu Chuẩn (CNTC):
Tính theo công thức:
CNTC (Kg) = chiều cao (cm) – 100 x 0,9. Một người có cân nặng so với CNTC vượt từ 10–19,9% gọi là mập, vượt từ 20% trở lên là béo phì.
Hoặc: Trọng lượng cơ thể hiện tại – Trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn x 100
Trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn
Trọng lượng cơ thể của trẻ nhỏ (kg) = tuổi x 2 + 8.b) Tỉ lệ Phần Trăm của Mỡ
Tỉ lệ phần trăm của mỡ (ký hiệu là F) như sau:
F= (4,570/mật độ trên cơ thể – 4,142) x 100
Nam giới F = 15%, vượt quá 25% gọi là béo phì.
Nữ giới F = 22%, vượt quá 30% là béo phì.
Béo phì thường được chia làm 4 độ:
Béo phì độ I: Cân nặng tăng từ 20 đến 30% CNTC.
Béo phì độ II: Cân nặng tăng từ 30 đến 40% CNTC.
Béo phì độ III (nặng): Cân nặng 40 đến 50% CNTC.
Béo phì độ IV (nặng): Cân nặng 40 đến 50% CNTC.c) Tính theo chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) viết tắt là BMI, tính theo công thức:
BMI = cân nặng (kg)
chiều cao (m)
Người cân nặng bình thường thì chỉ số BMI là 18,5 – 25, dưới 18,5 là gầy ốm.
Béo phì độ I: 25 – 29,9 béo phì độ II: 30–40, béo phì độ III: trên 40.
2. Hỏi tiền sử bệnh, kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng, và lâm sàng, loại trừ bệnh thứ phát.
3. Chú ý hỏi tiền sử gia đình, thời gian mắc bệnh, chế độ ăn uống, kiểm tra huyết áp, lipit huyết, đường huyết, đo độ dày của mỡ, sự phân bố của mỡ trên cơ thể (toàn thân, bụng hay chân tay béo phì...), đo chỉ số mỡ nếu có điều kiện.
Tóm lại: Nếu trọng lượng cơ thể thực đo mà vượt quá 20% so với trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn, đồng thời tỉ lệ phần trăm mỡ vượt quá 30% là bị béo phì.. Trong lượng cơ thể vượt quá 30–50% đồng thời tỉ lệ mỡ vượt quá 35–45% là bép phì độ vừa. Trong lượng cơ thể vượt quá 50% trở lên đồng thời tỉ lệ mỡ vượt quá 45% là bép phì độ nặng.
ĐIỀU TRỊ
Trung Tâm Dược Thảo Tre Xanh đưa ra hai loại dược thảo Phấn Hoa Giảm Cân và Thuốc Thon Gọn là dược thảo thiên nhiên, làm giảm cân tự nhiên, không mang đến phản ứng phụ.
Phấn Hoa giúp chặng đứng sự hấp thu chất béo vào cơ thể, đồng thời tăng cường sinh lực. Ngăn chặn sự tồn trữ chất béo của gan, điều chỉnh cân lượng và bồi dưỡng sức khỏe, làm thân thể thon gọn như bạn mơ ước. Hạ Cholesterol trong máu, nhờ đó làm tiêu mỡ dễ dàng nhanh chóng.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy loại Phấn Hoa này có khả năng tăng cường tính miễn nhiễm và chống lại sự phát triển của tế bào ung thư vì có chứa 13 loại sinh tố, 14 loại khoáng chất và 15 loại amino acids. Ngoài ra, phấn hoa còn giúp điều hòa chế độ ăn uống, chống lại sự thèm đồ ngọt và carbohydrate, tiêu năng lượng thừa thãi, nhờ đó làm giảm cân nhanh chóng.
PHẤN HOA GIẢM CÂN uống chung với viên THON GỌN là một công thức an toàn giúp giảm cân nhanh chóng, không có phản ứng phụ (2 viên Phấn Hoa + 1 viên THON GỌN, ngày 3 lần ngay trước mỗi bữa ăn).
Chức vụ của Phấn Hoa là nó làm tiêu chất béo và chất mỡ ở bụng và ruột trước khi các chất này có cơ hội đi vào cơ thể. Vì vậy, tốt nhất là hãy uống 2 viên Phấn Hoa ngay trước khi mỗi bữa ăn.
Viên thuốc THON GỌN với thành phần dược thảo thiên nhiên, làm tan các tế bào mỡ tồn trữ trong cơ thể, nhờ đó giúp giảm cân càng nhanh. Phù hợp với mọi người, mọi lứa tuổi. Có thể uống chung với các loại thuốc Đông Y, Tây Y mà không bị trở ngại.
Nói tóm lại, viên Phấn Hoa Giảm Cân và viên Thon Gọn là một phương thuốc giúp giảm cân nhanh chóng, đem lại sức khỏe tốt, và không có phản ứng phụ.
Liều sử dụng:
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên trước bữa ăn.
Do Dược Sĩ Huỳnh Trọng Tâm với nhiều năm kinh nghiệm đảm trách bào chế và sản xuất tại USA.
Mời bạn tìm hiểu thêm:Phấn Hoa Ong Làm Ốm Vĩnh Viến - by Dateline NBC
Các bình luận của bài viết (3 bình luận)
Dược Phòng Tre Xanh
Cảm ơn rất nhiều.
Huệ bảo
van dong
cham cuu
toi cung da theo hoc khoa yhoc dan toc o Hoc vien Cham cuu Tuetinh nen cung hieu biet can ban ve dongy.
mong thay Tam lam on chi dan
cam on nhieu
Em thuan ( em da tung tap Vo binhdinh nen rat ham mo Thay Tam)