Câu Kỷ Tử
Câu Kỷ Tử có màu đỏ, vị ngọt thanh và mùi thơm dễ chịu. Những quả mọng ngọt này thường được tìm thấy trong trà và dạng trái khô như nho khô. Câu Kỷ Tử được sử dụng rộng rãi trong các nước Á Châu để cải thiện chức năng tính dục ở nam giới. Ngoài ra, nó còn có rất nhiều chức năng lợi ích đáng kể như: nuôi dưỡng và lọc chất độc hại trong thận và gan giúp cho sự điều hòa và tăng chức năng của hai bộ phận này. Rất tốt cho phổi, trị choáng váng, hoa mắt, làm sáng mắt, ù tai, nhức mỏi đầu gối, mỏi lưng dưới, liệt dương, xuất tinh sớm, ho lao, và nghiện rượu.
Các tên khác:
Các tên khác:
Phấn Hoa Ong
Phấn Hoa được thu thập bởi những con ong thợ từ nhụy hoa. Phấn Hoa được sử dụng để trị béo phì, điều chỉnh cân lượng bằng cách nâng cao khả năng tiêu hủy calo của cơ thể, tăng cường sức lực một cách tự nhiên không có phản ứng phụ. Trong một nghiên cứu tại Pratt Íntitute ở New York, Phấn Hoa cũng biểu hiện sự cải tiến phục hồi mạnh mẽ nhanh chóng của những lực sĩ, vận động viên thể dục thể thao sau những trận đấu mãnh liệt.
Hoài Sơn
Hoài Sơn thuộc loại cây leo ở miền Đông Châu Á. Lá có nhiều màu sắc, bông màu đỏ và tím bó thành cụm. Hoài Sơn có thể thu hoạch vào tháng Sáu hoặc đầu tháng Bảy và trong mùa thu khi mặt đất còn ấm. Hoài Sơn được sử dụng để điều trị các triệu chứng cảm lạnh hoặc sốt như: ho, sổ mũi, nhức đầu, chóng mặt, cử động khó khăn ở cổ và vai, kiệt sức. Ngoài ra, Hoài Sơn còn chữa được viêm loét, dư vị khó chịu sau khi uống rượu, giúp cai nghiện rượu. Các bệnh khác có thể sử dụng Hoài Sơn như: bệnh cúm (dịch), viêm hạnh nhân, viêm amidan, bệnh sởi, rắn hoặc côn trùng cắn, tiêu chảy, bệnh lỵ, bệnh đường ruột, viêm ruột, táo bón, di chuyển dung dịch quá tải ra khỏi cơ thể, ôn hòa đường tiêu hóa, hôi miệng, chứng đau nữa đầu, thiếu hồng huyết cầu, chảy máu nội bộ, đói, khát, lãnh cảm, liệt dương, vô sinh, hen suyễn, viêm cuống phổi, viêm phổi, teo bắp thịt, toát mồ hôi, bồi bổ lá lách, tỳ và ruột cũng như tăng cường sức đề kháng cho toàn bộ cơ thể.
Các tên khác:
Mạch Đông
Mạch Đông có thể thu hoạch vào mùa hè. Có vị ngọt hơi đắng. Dạng củ này có tính lạnh trong thiên nhiên và được chức năng làm bổ phổi, bổ sung cực âm, làm sạch dạ dày, giúp cơ thể tiết ra chất nhờn để làm hết khô cổ, khát nước, lưỡi đỏ và khô. Ngoài ra, Mạch Đông còn được sử dụng cho các triệu chứng khác như: dễ bị kích thích, chứng mất ngủ, tim đập nhanh, táo bón gây ra do thiếu khí âm và khô đường ruột.
Các tên khác:
Đương Quy
Đương Quy tốt nhất là thu họach vào mùa hè và mùa thu khi lá bắt đầu ngã màu vàng. Đương Quy có vị hăng và được xem là vị thuốc ấm nồng của thiên nhiên. Đương Quy dùng để điều trị những triệu chứng cảm lạnh, bài tiết mủ của những vết thương ngoài da, làm giảm sưng, xoa dịu cơn đau, hết nhức đầu, khụt khịt, trúng gió, nhức răng, chữa khỏi bệnh đau bao tử và nhiều triệu chứng khác.
Những tên khác:
Cam Thảo
Cam Thảo có vị ngọt và ấm nồng trong thiên nhiên. Từ xưa đến nay Cam Thảo luôn xem là loại thuốc quý có tác dụng lọc sạch dạ dày, điều hòa quá trình tiêu hóa, tốt cho phổi và tim mạch, điều chỉnh nhịp đập tim, hết ho, giảm đau, co thắt. Làm cân đối và ôn hòa đặc tính của các loại dược thảo khác. Giải độc, trị dị ứng, viêm lóet, long đờm, nhuận trường. Ngoài ra, rễ cam thảo còn được dùng để trị các chứng bệnh dạ dày và đau bao tử, đau cổ, viêm cuống phổi, viêm dạ dày kinh niên, đau bụng, viêm khớp, luput, nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, sốt rét, lao phổi, ngộ độc thức ăn, mệt mỏi kinh niên, bệnh đái đường, và viêm da.